Bảo tàng gốm Bát Tràng là nơi lưu giữ và phát triển những giá trị văn hóa tốt đẹp của làng gốm Bát Tràng. Nơi đây cũng trở thành điểm khám phá và check in cực hot được giới trẻ săn đón.
Du lịch Hà Nội từ lâu vẫn nổi tiếng bởi những giá trị văn hóa truyền thống đầy ý nghĩa. Một trong những điểm du lịch mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến Thủ đô là bảo tàng gốm Bát Tràng. Không chỉ sở hữu công trình kiến trúc độc đáo, nơi đây còn lưu giữ tinh hoa nghệ thuật làng gốm trứ danh qua hàng trăm năm.
1. Bảo tàng gốm Bát Tràng: Địa chỉ, giờ mở cửa & cách di chuyển
Bạn đã biết bảo tàng gốm Bát Tràng địa chỉ ở đâu chưa? Bảo tàng được xây dựng trên một khu đất rộng thuộc địa phận thôn 6, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Tp Hà Nội. Bảo tàng gốm Bát Tràng chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội gần 19 km, mất khoảng 40 phút đi xe. Không chỉ có đường đi thuận lợi, bạn còn có thể sử dụng nhiều phương tiện để đến đây.
- Di chuyển bằng xe máy: Từ trung tâm Hà Nội, bạn di chuyển tời cầu Chương Dương, rồi đi thẳng ra đường Long Biên – Xuân Quan. Tại đây, bạn sẽ thấy biển chỉ đường vào làng gốm. Nếu khó khăn trong việc tìm kiếm, bạn có thể hỏi người dân trên đường đi.
- Di chuyển bằng xe buýt: Ngoài phương tiện cá nhân, bạn cũng có thể sử dụng xe buýt để di chuyển. Đây là những tuyến buýt có điểm dừng gần bảo tàng gốm Bát Tràng: 47A, 47B, 08A, 08B, 34, 40, 31.
Còn về thời gian, bảo tàng gốm Bát Tràng giờ mở cửa từ 8h00 đến 18h00 xuyên suốt cả tuần.
2. Bảo tàng gốm Bát Tràng giá vé 2023
- Vé vào cổng và tham quan không gian gốm tại tầng 1,2,4: 50.000 VNĐ/người
- Vé tham quan trung tâm nghệ thuật đương đại CHON | DEL’ART tại tầng 3: 50.000 VNĐ/người
- Vé trải nghiệm làm nghệ nhân nặn gốm và được mang sản phẩm về: 70.000 VNĐ/người lớn và 50.000 VNĐ/trẻ em
- Vé thiền trà Hương Sa Art House: 40.000 VNĐ/vé vào cửa bao gồm thưởng trà và thưởng thức tác phẩm điêu khắc, 100.000 VNĐ/1 lần thuê 1 bộ cổ phục
- Vé combo 1: 189.000 VNĐ/người. Bao gồm: thưởng thức nghệ thuật điêu khắc ánh sáng + tham quan trung tâm nghệ thuật đương đại + tham quan không gian nghề gốm Bát Tràng + Quảng trường bàn xoay + Trải nghiệm làm nghệ nhân.
- Vé combo 2: 249.000 VNĐ/người. Bao gồm: thưởng thức nghệ thuật điêu khắc ánh sáng + dùng bữa tại nhà hàng Tinh Hoa + tham quan trung tâm nghệ thuật đương đại + tham quan không gian nghề gốm Bát Tràng + Quảng trường bàn xoay + Trải nghiệm làm nghệ nhân.
3. Review bảo tàng gốm sứ Bát Tràng có gì hấp dẫn?
Bảo tàng gốm Bát Tràng Hà Nội còn có tên là Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt. Công trình này được xây dựng bởi thế hệ thứ 15 của dòng họ làm gốm có lịch sử lâu đời tại Bát Tràng – chị Hà Thị Vinh. Bảo tàng được xây dựng với mục đích tôn vinh nghề làm gốm của quê hương, đồng thời gìn giữ và bảo tồn tinh hoa văn hóa của làng nghề đang dần mai một theo thời gian. Tại đây có đa dạng các dịch vụ như trưng bày, triển lãm, tham quan, mua sắm, nghỉ dưỡng, đấu giá…
3.1. Kiến trúc lấy cảm hứng từ “bàn xoay gốm” độc đáo
Bảo tàng gốm Bát Tràng là công trình kiến trúc có quy mô lớn với thiết kế độc lạ vô cùng đẹp mắt. Công trình được tạo nên từ những đường cong uốn lượn mềm mại và tự do liên kết với nhau tạo thành 7 lốc xoáy khổng lồ. Kiến trúc này được lấy cảm hứng từ “bàn xoay vuốt gốm” quen thuộc của người dân làng gốm suốt hàng trăm năm. Bảo tàng gốm Bát Tràng được làm theo dạng dưới nhỏ, càng lên trên càng lớn dần, thế nhưng vẫn mang đến cảm giác vững chãi và chắc chắn. Để làm nên 7 vòng xoáy độc đáo ấy, những người thợ đã sử dụng bê tông cốt thép tuyến tính mỏng vừa có trọng tải nhỏ vừa có thể chịu lực một cách hiệu quả. Công trình đồ sộ này cũng tận dụng nhiều nguyên liệu cổ của làng gốm Bát Tràng như gạch men mosaic, gạch gốm cổ truyền, gói nung… để tạo nên màu sắc chân thực.
3.2. Tầng 1 – thu hút với các gian hàng gốm tinh xảo
Tầng 1 là quảng trường gốm được nối với sông Bắc Hưng. Tầng 1 tại bảo tàng gốm Bát Tràng được thiết kế với không gian mở, nơi trưng bày các tác phẩm gốm nghệ thuật tâm đắc của các nghệ nhân làng nghề. Nơi đây cũng thường được dùng để tổ chức các hoạt động văn hóa như văn nghệ, festival, hội chợ, chương trình văn hóa cổ truyền…
3.3. Tầng 2 – mô phỏng làng gốm Bát Tràng xưa và nay
Tầng 2 trong bảo tàng gốm Bát Tràng là không gian trưng bày những tác phẩm gắn liền với quá trình phát triển của làng gốm qua các thời kỳ, đồng thời tái hiện những hình ảnh quen thuộc của nghề gốm. Để tìm hiểu những kiến thức thú vị về làng gốm Bát Tràng cũng như chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật từ xưa đến nay, du khách có thể khám phá không gian tầng 2 theo hướng từ trái qua phải.
3.4. Tầng 3 – trung tâm nghệ thuật đương đại
Tầng 3 tại bảo tàng gốm Bát Tràng là khu vực triển lãm đầy tính nghệ thuật và được nhiều du khách yêu thích ghé thăm. Đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm các tác phẩm gốm từ đương đại đến hiện đại và cảm nhận rõ nét sự đổi mới không ngừng của làng gốm Bát Tràng qua nhiều mốc thời gian. Đặc biệt, du khách không chỉ được nhìn ngắm mà còn có thể mua hoặc đấu giá những sản phẩm đầy chất nghệ tại đây.
3.5. Tầng 4 – không gian nghỉ ngơi cực chill cho du khách
Tầng 4 là không gian dành riêng cho khách để nghỉ ngơi và phục vụ ăn uống. Khu vực này tại bảo tàng gốm Bát Tràng có hội trường Cung đình, khu nhà hàng và một quán cà phê ngoài trời có view siêu xịn. Du khách có thể vừa thưởng thức món ngon vừa ngắm nhìn phong cảnh tuyệt đẹp. Rất nhiều du khách đến đây để check in sống ảo và săn những view ảnh xịn sò. Quán cà phê tại bảo tàng gốm Bát Tràng còn có thêm dịch vụ tổ chức tiệc hay sinh nhật với menu đa dạng và đội ngũ nhân viên nhiệt tình luôn sẵn sàng hỗ trợ.
3.6. Tầng 5 – thưởng thức trà đạo & Nghệ thuật điêu khắc ánh sáng
Tầng 5 của bảo tàng gốm Bát Tràng là không gian thưởng thức trà đạo, khu vực tổ chức sự kiện, nơi diễn ra các hoạt động nghệ thuật dân gian và hoạt động văn hóa nghệ thuật định kỳ. Du khách đến đây vừa được tham dự nhiều sự kiện văn hóa và trình diễn sản phẩm của các nghệ nhân làng gốm, vừa được thưởng thức nghệ thuật dân gian như chầu văn, tuồng, chèo, quan họ…
3.7. Tầng G – nơi du khách hóa thân làm nghệ nhân gốm
Tầng G là nơi du khách được hóa thân thành một nghệ nhân làm gốm tài hoa. Tại đây có đầy đủ vật dụng để du khách được tự tay sáng tạo ra sản phẩm gốm của riêng mình. Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng có thể trở thành nghệ nhân thực thụ và được hướng dẫn cách tạo ra những sản phẩm gốm một cách tỉ mỉ.
4. Địa điểm du lịch xung quanh bảo tàng làng gốm Bát Tràng
Bảo tàng gốm Bát Tràng thu hút nhiều du khách đến tham quan không chỉ vì không gian thiết kế độc đáo, mà còn do xung quanh bảo tàng có nhiều điểm tham quan hấp dẫn khác. Sau khi tham quan bảo tàng gốm, du khách có thể ghé qua những điểm du lịch sau để tham quan và khám phá:
- Làng gốm Bát Tràng: cách bảo tàng gốm Bát Tràng 650m
- Công viên Mùa Hạ Ecopark: cách bảo tàng gốm Bát Tràng 2,5km
- Công viên Hoa Hồng: cách bảo tàng gốm Bát Tràng 6,2km
Hà Nội không chỉ có những khu tham quan giải trí hấp dẫn ở khu vực ngoại thành mà ngay ở nội thành cũng có rất nhiều điểm vui chơi khám phá rất đáng để trải nghiệm, điển hình như VinKE & Vinpearl Aquarium ở TTTM Vincom Mega Mall Times City.
Thủy cung Vinpearl Aquarium Times City là thủy cung đầu tiên ở Hà Nội có đường hầm. Với tổng diện tích lên đến 4000m2, thủy cung được chia thành 3 phân khu với 3 tầng sinh thái riêng biệt. Khu nước ngọt được thiết kế tự như rừng nguyên sinh của Amazon với nhiều loài cá nước ngọt quý hiếm như cá hải tượng, cá mập trắng nước ngọt… Khu hang động bò sát với nhiều loài bò sát, động vật lưỡng cư và côn trùng độc đáo như kỳ đà, rồng đất, bọ cạp hoàng đế… Cuối cùng là khu nước mặn tựa như thế giới đại dương rộng lớn với hơn 30.000 sinh vật biển đa dạng.
Bảo tàng gốm Bát Tràng là điểm tham quan hấp dẫn với nhiều trải nghiệm đặc sắc. Du khách đến đây không chỉ được học hỏi và khám phá không gian văn hóa lịch sử thông qua không gian trưng bày mà còn được check in sống ảo với kiến trúc độc đáo và nổi bật nơi đây.